Bài học kinh nghiệm trong báo cáo thực tập là một phần rất quan trọng mà khi trình bày báo cáo các sinh viên cần chú ý. Trong phần này sinh viên sẽ cần phải nêu ra những bài học mà mình đã học hỏi được trong suốt thời gian thực tập. Đây cũng chính là phần giúp tạo nên điểm nhấn ấn tượng và không bị trùng lặp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách viết bài học kinh nghiệm hay và hấp dẫn cả. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách viết bài học kinh nghiệm báo cáo thực tập hay nhất.
100++ Bài học kinh nghiệm trong báo cáo thực tập
I. Những vấn đề cơ bản khi đi thực tập
1. Thực tập là gì?
Thực tập là một khái niệm khá quen thuộc đối với các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm cuối đang chuẩn bị tốt nghiệp. Thực tập chính là thời gian để sinh viên được trải nghiệm những công việc thực tế có liên quan đến ngành nghề trước khi ra trường.
Đây chính là việc cuối cùng làm mà sinh viên cần phải hoàn thành để được ra trường đúng hạn. Thông qua kỳ thực tập thì sinh viên sẽ trau dồi thêm nhiều kỹ năng làm việc thực tế có ích cho công việc sau khi ra trường. Thông thường kỳ thực tập được chia làm 2 loại: một là phải đi làm thực tập sinh tại cơ quan thực tập, hai là không cần đi làm ở cơ quan mà chỉ cần viết báo cáo cuối kỳ ở nhà. Tùy thuộc vào ngành học cũng như yêu cầu của nhà trường mà sinh viên sẽ phải thực hiện một trong hai loại thực tập trên.
Đây cũng là cơ hội rất tốt để sinh viên học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế, được cọ xát trong môi trường làm việc. Để sau khi ra trường đi làm có thể tránh được những sai sót không đáng có.
2. Đối tượng thực tập
Đối tượng thực tập chính là các bạn sinh viên năm 3 và năm 4 đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Ngoài ra còn có thể có một số bạn sinh viên đã tốt nghiệp rồi nhưng vẫn muốn rèn luyện và học hỏi kinh nghiệm. Thì vẫn có thể tham gia thực tập để nâng cao các kỹ năng chuyên ngành của mình.
Một số nhóm thực tập mà sinh viên thường tham gia:
- Thực tập sinh ngắn hạn với khoảng thời gian từ 2-4 tháng đối với các sinh viên năm 3, năm 4.
- Thực tập sinh dài hạn với các sinh viên muốn thực tập từ năm 1 cho đến khi ra trường.
- Thực tập sinh là sinh viên ra trường nhưng chưa có kinh nghiệm làm việc.
3. Đơn vị thực tập
Phụ thuộc vào các yêu cầu chuyên môn của chuyên ngành sinh viên đang theo học để có thể lựa chọn được đơn vị thực tập phù hợp. Khi đi thực tập sinh viên phải chủ động học hỏi, tìm tòi và tích lũy những kinh nghiệm thực tế thì mới có thể đạt được kết quả tốt. Sinh viên cũng nên chú ý phòng tránh các trường hợp bóc lột sức lao động, hay lạm dụng các kiến thức học trong quá trình thực tập tại đơn vị.
Những đơn vị mà sinh viên có thể đến thực tập: các cơ quan, công ty, doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động liên quan đến chuyên ngành của bạn. Hoặc thực tập các văn phòng, trường học, phòng khám, bệnh viện,… Đặc biệt là ở những thành phố lớn thì cơ hội để xin được đơn vị thực tập phù hợp sẽ càng cao.
4. Mục đích của việc thực tập
Việc thực tập tại các công ty, cơ quan có mục đích sau:
- Giúp sinh viên có cơ hội được làm việc tại môi trường làm việc thực tế.
- Cơ hội để sinh viên áp dụng những kiến thức chuyên ngành đã được học tại nhà trường vào các công việc thực tế tại cơ quan, doanh nghiệp, công ty.
- Giúp sinh viên được học hỏi, rèn luyện nhiều kiến thức không có trong sách vở ở trường.
- Giúp sinh viên nâng cao các kỹ năng mềm như giao tiếp, ứng xử để hoàn thiện bản thân và khắc phục những khuyết điểm.
Đọc thêm:
Hướng dẫn trình bày luận văn thạc sĩ đúng tiêu chuẩn
Hướng dẫn cách viết báo cáo thực tập chi tiết và chuẩn chỉnh nhất
II. Những điều cần biết trước và trong quá trình thực tập
1. Chuẩn bị trước khi đi thực tập
Sinh viên cần phải nắm rõ các yêu cầu và mục đích của kỳ thực tập trước khi bắt đầu để có thể tuân thủ các quy định của nhà trường.
Trước khi đi thực tập thì sinh viên cũng cần phải chuẩn bị kỹ các hồ sơ:
- Sơ yếu lý lịch của cá nhân.
- Đề cương thực tập do bên khoa của sinh viên cung cấp.
- Giấy xác nhận tiếp nhận sinh viên thực tập của bên đơn vị thực tập.
- Sinh viên cũng nên chuẩn bị bảng điểm, các chứng chỉ nếu đơn vị yêu cầu.
- Phiếu giao đề tài báo cáo thực tập.
Bên cạnh đó thì sinh viên cũng cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết trong thời gian thực tập:
- Giấy quy định thời gian sinh viên cần phải quay lại trường (nếu có).
- Mẫu bìa nhật ký ghi thực tập và mẫu bìa báo cáo thực tập được cung cấp bởi khoa.
- Phiếu theo dõi quá trình thực tập, cần được dán vào nhật ký thực tập.
Đến khi hoàn thành xong kỳ thực tập thì sinh viên cần phải nộp cho khoa và trường:
- Phiếu đánh giá và nhận xét sinh viên trong quá trình thực tập của đơn vị thực tập có chữ ký và đóng dấu đỏ.
- Bài báo cáo thực tập.
2. Liên hệ với đơn vị thực tập
Trước khi đi thực tập, sinh viên cần phải đến đơn vị thực tập trước từ 1-2 tuần. Như vậy có thể tìm hiểu được môi trường làm việc, làm quen với anh chị đồng nghiệp và tránh được những bỡ ngỡ khi mới vào làm.
Sinh viên cũng có thể liên lệ với đơn vị qua những cách như sau:
- Tìm hiểu đặc điểm, thông tin của cơ quan thông qua các website, trang mạng…
- Đến trực tiếp đơn vị để trao đổi hoặc liên hệ qua số điện thoại với người hướng dẫn thực tập.
- Sinh viên mang hồ sơ liên quan đến đơn vị theo lịch hẹn của họ.
3. Điều sinh viên cần chú ý khi đi thực tập
Trong suốt quá trình thực tập, sinh viên cần phải tuân thủ các quy định sau đây:
- Yêu cầu về kỷ luật: Tuân thủ các yêu cầu về thời gian, cách làm việc và phải chịu sự chỉ đạo từ cấp trên.
- Yêu cầu về tác phong, ứng xử: Luôn phải chủ động trong mọi công việc, giữ thái độ khiêm nhường và ham học hỏi từ mọi người xung quanh. Phải hòa đồng và tạo mối quan hệ thân thiết với mọi người.
- Yêu cầu về kết quả đạt được: Sinh viên cần phải thích nghi nhanh với môi trường làm việc và tạo mối quan hệ tốt với tất cả mọi người tại đơn vị thực tập. Qua quá trình thực tập, cần phải không ngừng học hỏi và trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm quý báu. Hoàn thành tích cực mọi công việc được giao.
Đọc thêm:
Những điều cần lưu ý khi làm báo cáo giới thiệu về nơi thực tập
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập chính xác và nhanh chóng nhất
III. Kết luận báo cáo thực tập
Trong phần kết luận báo cáo thực tập sinh viên sẽ cần phải thực hiện những nội dung sau đây:
- Gửi thư cảm ơn đến cơ quan thực tập.
- Hoàn thành và nội báo cáo thực tập tốt nghiệp theo thời hạn của nhà trường. Bài báo cáo nên in thành 2 quyền để nộp cho trường 1 quyển và sinh viên giữ một bản. Chú ý bài báo cáo đã phải được cơ quan thực tập chấp nhận và thông qua, và ở trang cuối cùng của báo cáo phải có nhận xét và đánh giá của người hướng dẫn thực tập.
- Nộp báo cáo thực tốt nghiệp để nhà trường xét tốt nghiệp.
- Nộp nhật ký thực tập của sinh viên.
- Nộp phiếu đánh giá và cho điểm của cơ quan thực tập.
- Nộp báo cáo về khoa theo thời hạn của khoa.
- Theo dõi lịch tham dự bảo vệ thực tập của trường và khoa.
- Sinh viên cần chuẩn bị đầy đủ để tham gia buổi bảo vệ thực tập và bảo vệ bài báo cáo thực tập của mình.
- Vận dụng những kỹ năng đã được rèn luyện như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, tinh thần chủ động và tự tin để bảo vệ báo cáo thực tập hoặc bảo vệ đề án tốt nghiệp của mình.
- Sinh viên tự rút kinh nghiệm, bài học đã học được sau khi hoàn thành thực tập và báo cáo thực tập. Cũng như lắng nghe nhận xét, ý kiến từ các thầy cô.
IV. Bài học kinh nghiệm trong báo cáo thực tập
1. Bài học về tinh thần chủ động và tự tin
Tinh thần chủ động và tự tin chính là bài học kinh nghiệm trong báo cáo thực tập mà bất cứ sinh viên nào cũng cần phải đạt được. Sinh viên luôn phải chủ động bắt chuyện, làm quen với các đồng nghiệp,…Hay chủ động tìm hiểu các công việc, chủ động làm việc hay đưa ra đề xuất cùng với mọi người. Như thế thì sinh viên sẽ có thể hòa nhập tốt hơn với mọi người và môi trường làm việc xung quanh. Cũng như tạo được ấn tượng tốt và cảm giác thân thiện với mọi người tại nơi thực tập.
Sự chủ động và tự tin trong các công việc hay cuộc sống hàng ngày là việc vô cùng cần thiết. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển và thành công của con người, đặc biệt là đối với những sinh viên mới ra trường.
Những bài học kinh nghiệm báo cáo thực tập quý báu sẽ là hành trang không thể thiếu để sinh viên tự tin hơn khi bước vào thị trường lao động sau này.
Đọc thêm:
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành dược sĩ đúng chuẩn
Hướng dẫn trình bày luận văn thạc sĩ đúng tiêu chuẩn
2. Nâng cao các kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm cũng chính là một bài học kinh nghiệm quý báu mà sinh viên sẽ có được khi kết thúc thực tập. Việc nâng cao các kỹ năng mềm sẽ giúp sinh viên trở nên tự tin và mạnh dạn hơn khi ra trường và bắt đầu cuộc sống của người trưởng thành. Những kỹ năng mềm này đơn giản chỉ là kỹ năng quan sát, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thể hiện các điểm mạnh của bản thân.
Thông qua các hoạt động làm việc thực tế như làm việc nhóm, thuyết trình, giao tiếp hay ứng xử. Thì sinh viên có thể tự mình trau dồi và hoàn thiện các kỹ năng mềm này một cách tốt nhất. Ngoài kết quả học tập tốt thì kỹ năng mềm cũng là yếu tố vô cùng quan trọng để sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm và phát triển bản thân khi ra trường.
Chỉ cần sinh viên thể hiện được thái độ tự tin, có khả năng giao tiếp tốt, linh hoạt trong các tình huống ứng xử. Thì bạn đều có thể thích ứng với mọi môi trường làm việc. Đây cũng chính là điểm mạnh tạo tiền đề phát triển bản thân sau khi ra trường của mỗi sinh viên.
3. Tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các trải nghiệm thực tế
Ở trường học sinh viên chỉ được truyền đạt các kiến thức và nội dung chuyên ngành. Và khi thực tập sẽ là cơ hội để sinh viên có thể áp dụng được những kiến thức đó vào những công việc thực tế. Môi trường làm việc sẽ hoàn toàn khác biệt so với môi trường học tập tại trường. Mặc dù chỉ là thực tập sinh nhưng sinh viên vẫn sẽ phải đảm nhiệm những công việc phù hợp với năng lực. Cũng như hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu không khác gì nhân viên.
Những bài học, kỹ năng không có trong sách vở hay được chỉ dạy bởi thầy cô sẽ giúp bạn trở nên trưởng thành hơn trong cách đánh giá, phân tích và giải quyết vấn đề trong công việc thực tế. Với cơ hội được trải nghiệm môi trường thực tế, được học hỏi những kiến thức mới. Thì sinh viên sẽ có thể nhìn nhận được những khuyết điểm của bản thân và cố gắng sửa chữa, hoàn thiện hơn. Cùng với sự giúp đỡ và chỉ bảo của những anh chị đồng nghiệp, sinh viên cũng sẽ học được những bài học kinh nghiệm. Từ đó tránh được những sai lầm khi đi làm sau khi tốt nghiệp. Thực tập chính là cơ hội để mọi sinh viên có thể ra ngoài làm việc thực tế và trải nghiệm hết mình. Để từ đó mỗi sinh viên sẽ tự trau dồi những kinh nghiệm thực tế quý giá, không ngừng hoàn thiện để bản thân tốt hơn.
4. Có thêm nhiều mối quan hệ mới
Thực tập là cơ hội để sinh viên có thêm nhiều mối quan hệ mới vô cùng tốt. Bạn sẽ gặp gỡ được nhiều bạn bè mới hay các anh chị đồng nghiệp cùng chỗ thực tập và cả những tiền bối nữa. Việc mở rộng các mối quan hệ sẽ giúp bạn trở nên năng động, tự tin hơn trong giao tiếp cũng như cách làm việc. Đặc biệt những người bạn này đôi khi lại có thể giúp đỡ bạn rất nhiều trong công việc sau khi ra trường nữa đấy.
Như vậy, trong bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đến các bạn những thông tin cực bổ ích liên quan đến một số bài học kinh nghiệm trong báo cáo thực tập. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên các bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết và kinh nghiệm khi đi thực tập và rút ra cho bản thân được nhiều kinh nghiệm cần thiết.