Ngành Tài chính Ngân hàng là gì? Sinh viên Ngành Tài chính Ngân hàng sẽ được chọn lựa để học những chuyên ngành như thế nào? Đâu là yêu cầu cho một sinh viên chuyên ngành Tài chính Ngân hàng? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc để có thể viết được Báo cáo thực tập ngành Tài chính Ngân hàng của mình!
Ngành Tài chính Ngân hàng là ngành có lĩnh vực khá rộng và liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông tiền tệ. Do tính chất của ngành nghề nên ngành Tài chính ngân hàng là một ngành đang rất hot trên cả nước. Trong bối cảnh đang cần nguồn nhân lực lớn để phục vụ cho các hoạt động trao đổi kinh tế, khá nhiều trường Đại học và cao đẳng trên cả nước đang tập trung đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng này.
I. 10 mẫu báo cáo thực tập ngành tài chính ngân hàng mới nhất
1. Báo cáo thực tập Ngành Tài chính Ngân hàng tại Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai
Quỹ tín dụng nhân dân là một loại hình tổ chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ khách của ngân hàng nhằm mục tiêu tương trợ. Quỹ này hỗ trợ cho các thành viên, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế của địa phương. Báo cáo thực tập trên theo đó đã thực hiện nghiên cứu về Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai.
2. Báo cáo thực tập Phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
Phân tích tình hình tài chính của ngân hàng thông qua các báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với chủ ngân hàng và các đối tượng khác như nhà đầu tư, ngân hàng khác, nhà cung cấp, khách hàng và các cơ quan hữu quan khác. Theo đó, báo cáo thực tập trên đã tập trung nghiên cứu về hoạt động Phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Đọc thêm:
10+ Báo cáo thực tập kế toán bán hàng dành cho sinh viên ngành kế toán
Báo cáo thực tập kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
3. Báo cáo thực tập Hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn và các nghiệp vụ khác tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phù Mỹ
Hình thức huy động vốn và sử dụng vốn là một trong những nội dung cơ bản và cần thiết trong quá trình hoạt động và phát triển về vững của một ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, bạn sinh viên đã thực hiện Báo cáo thực tập Hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn và các nghiệp vụ khác tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phù Mỹ.
4. Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Trong điều kiện các nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, cho thuê tài chính ra đời với những ưu điểm vốn có đã trở thành giải pháp kịp thời và đúng đắn góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Theo đó, báo cáo thực tập trên đã chọn lựa Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam làm đề tài nghiên cứu.
5. Mở rộng tín dụng thuê mua tại công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
Cho thuê tài chính là một hình thức tài trợ trung và dài hạn đem lại nhiều lợi ích to lớn cho việc tài trợ và đầu tư để ngành cho thuê tài chính phát triển nhanh và mạnh mẽ. Theo đó, báo cáo thực tập trên đã lựa chọn đề tài Mở rộng tín dụng thuê mua tại công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam để nghiên cứu.
6. Báo cáo thực tập Ngành Tài chính Ngân hàng: Vấn đề huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Xuân
Thông qua nghiệp vụ huy động vốn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cung cấp một lượng vốn lớn cho mọi hoạt động kinh tế, đáp ứng các nhu cầu vốn một cách nhanh chóng, kịp thời cho quá trình tái sản xuất. Nhận biết được tầm quan trọng của việc huy động vốn, bạn sinh viên đã thực hiện Báo cáo thực tập Ngành Tài chính Ngân hàng: Vấn đề huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Xuân.
7. Báo cáo thực tập Giải pháp nâng cao hiệu quả đối với nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Eximbank chi nhánh Sài Gòn
Bên cạnh khách hàng truyền thống là khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân đang vươn lên và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động cho vay của các ngân hàng. Để khắc phục những rủi ro đối với nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân, báo cáo thực tập trên đã nghiên cứu Giải pháp nâng cao hiệu quả đối với nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Eximbank chi nhánh Sài Gòn.
8. Báo cáo thực tập Ngành Tài chính Ngân hàng tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Phả Lại
Ngân hàng Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt alf đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Theo đó, báo cáo thực tập trên đã tìm hiểu và đi sâu vào tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Phả Lại.
9. Báo cáo thực tập chuyên ngành Tài chính Ngân hàng tại Ngân hàng BIDV
Ngân hàng BIDV là ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích. Theo đó, báo cáo thực tập trên đã tìm hiểu và đi sâu vào tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng BIDV.
10. Báo cáo thực tập chuyên ngành Tài chính Ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Hòa
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Hòa trong công tác hoạt động đã và vẫn đang phải đương đầu với nhiều khó khăn và thử thách, đặc biệt là công tác huy động và sử dụng vốn một cách toàn diện nhất. Theo đó, báo cáo thực tập trên đã tìm hiểu và đi sâu vào tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Hòa.
102++ mẫu báo cáo thực tập ngành Tài chính ngân hàng không thể bỏ qua
II. Thông tin cơ bản về ngành tài chính ngân hàng
1. Ngành tài chính ngân hàng là gì?
- Tài chính ngân hàng là ngành liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính được ngân hàng phát hành nhằm bảo lãnh, thanh toán, chi trả trong nội địa và quốc tế.
- Ngành Tài chính Ngân hàng còn cung cấp lao động cho các công ty tài chính, bảo hiểm, ngân hàng.
2. Những chuyên ngành phổ biến của Ngành Tài chính Ngân hàng
a. Chuyên ngành Ngân hàng
- Sinh viên được trang bị những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về tài chính, ngân hàng, tiền tệ, quản trị tín dụng, quản trị vốn và tài sản, các kiến thức về phát hành tiền, thẩm định hạn tín dụng.
- Bên cạnh đó là kiến thức về quản lý tài chính – tiền tệ hiện đại, quản trị tài chính trong doanh nghiệp, ngân hàng thương mại và các định chế tài chính phi ngân hàng.
- Đồng thời là kiến thức về các quy trình hoạt động tài chính, thống kê, kế toán, thuế, bảo hiểm trong ngân hàng và doanh nghiệp, các công cụ quản lý rủi ro tài chính.
b. Chuyên ngành Quản lý Tài chính công
- Cung cấp các kiến thức quản lý tài chính công của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế để áp dụng khi thực hiện quản lý tài chính tại tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước.
- Đồng thời sinh viên cũng được trang bị các kiến thức về thiết kế, đánh giá và tư vấn về các chính sách công; nắm bắt và ứng dụng tốt các nguyên tắc quản trị khu vực công; các kỹ năng phân tích trong quản trị tài chính.
c. Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
- Đây là chuyên ngành đào tạo cử nhân kiến thức cơ bản về Tài chính doanh nghiệp, có kiến thức chuyên sâu về công tác quản lý tài chính doanh nghiệp.
- Chuyên ngành yêu cầu ứng viên phải có khả năng thẩm định tài chính các dự án đầu tư, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.
- Có kiến thức chuyên sâu về các nghiệp vụ huy động, quản lý và sử dụng vốn.
- Nắm được các kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán, các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, định giá, chứng khoán.
- Am hiểu các quy định của Nhà nước về quản lý doanh nghiệp, các quy định của luật thuế.
- Nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật kinh doanh – thương mại, chính sách thuế…
d. Chuyên ngành Đầu tư tài chính
- Đào tạo các kiến thức chuyên sâu về đầu tư tài chính,các kỹ năng phân tích và dự báo thị trường, kỹ năng đầu tư tài chính.
- Nắm chắc các kiến thức liên quan đến thị trường Tài chính, đến rủi ro và cách thức quản lý rủi ro các công cụ đầu tư trên thị trường Tài chính.
- Nắm được hoạt động quản lý của cơ quan quản lý thị trường tài chính.
- Nắm được hoạt động quản lý Nhà nước về thị trường tài chính và Đầu tư tài chính.
- Nắm chắc các kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán trong đầu tư tài chính.
- Hiểu biết các quy định của Nhà nước về thị trường tài chính và đầu tư tài chính.
- Nắm vững kiến thức bổ trợ về pháp luật có liên quan đến quản lý thị trường tài chính và đầu tư tài chính.
e. Chuyên ngành Thuế
Đây là chuyên ngành sẽ đào tạo các kiến thức chuyên sâu về Thuế như:
- Lý thuyết thuế, các chính sách thuế, các luật thuế.
- Kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán thuế.
- Kiến thức bổ trợ về pháp luật, các cam kết quốc tế về thuế.
- Quy trình quản lý thuế của cơ quan thuế, quy định về lập hồ sơ kê khai thuế.
f. Chuyên ngành Tài chính quốc tế
Đây là chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về Tài chính quốc tế, các nghiệp vụ liên quan đến tài chính quốc tế như:
- Kinh doanh quốc tế (kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm…), thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế, tỷ giá hối đoái.
- Có hiểu biết về các quy trình, nghiệp vụ về tài chính quốc tế, các quy trình quản trị dự án đầu tư quốc tế, quản lý dự án ODA, quản lý nợ, kế toán quốc tế, quản trị tài chính công ty đa quốc gia.
3. Những yêu cầu của Ngành Tài chính Ngân hàng
Dù Ngành Tài chính Ngân hàng là một ngành hot và luôn cần nhân lực nhưng đồng thời cũng là ngành có yêu cầu vô cùng khắt khe về kỹ năng và phẩm chất cá nhân. Ứng cử viên phải luôn có sự nhạy cảm với thị trường để kịp thời nhận ra những thay đổi để đưa ra ứng phó kịp thời trong công việc.
Ứng cử viên theo đó rất cần thiết phải có những yếu tố sau:
- Biết tính toán nhanh chóng, tỉ mỉ trong công việc và có tư duy logic.
- Là một người trung thực. Ở bất cứ đâu hay công việc nào bạn cũng cần tính trung thực cao trong công việc, đặc biệt là ngành ngân hàng lại càng đòi hỏi cao hơn hết.
- Có tính cách thận trọng và chính xác tuyệt đối trong công việc. Ngành ngân hàng chỉ một sai sót nhỏ về con số sẽ đẩy doanh nghiệp và chính bạn vào rắc rối.
- Thành thạo máy tính và những phần mềm chuyên biệt giúp nhanh chóng xử lý tốt yêu cầu của khách hàng.
- Là người có năng lực, biết thời thế, biết cách xử lý thỏa đáng trong quá trình giao dịch với khách hàng. Là người biết đàm phán và nhanh nhạy trong việc đoán ý đối tác. Có sức khỏe tốt, chịu đựng được áp lực cao và làm việc trong một môi trường đòi hỏi sự lịch sự, chuyên nghiệp.
- Yêu cầu phải có ngoại ngữ vì bạn sẽ thường xuyên tiếp xúc với người nước ngoài, do đó phải có hiểu biết về tiếng Anh chuyên ngành. Việc trau dồi cho bản thân vốn từ tiếng Anh là rất cần thiết.
- Đọc thêm:
10+ chủ đề không thể bỏ qua khi viết báo cáo thực tập ngân hàng VPBank
III. Thực hành viết báo cáo thực tập ngành tài chính ngân hàng
Để viết được một bản báo cáo thực tập ngành tài chính ngân hàng hoàn chỉnh nhất, bạn cần thiết phải tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ những thông tin sau:
- Cơ sở lý luận về đề tài chọn lựa thực hiện.
- Khái quát bối cảnh và lịch sử hình thành của cơ quan thực tập.
- Phân tích tình hình thực tế của đề tài đã lựa chọn của cơ quan thực tập.
- Những nội dung công việc đã được giao cho trong kỳ thực tập.
- Kết luận và nêu nhận xét, đánh giá, kiến nghị của bản thân.
- Đọc thêm:
Báo cáo thực tập tổng hợp ngân hàng
Báo cáo thực tập công ty du lịch
Sau khi đọc và áp dụng bài viết trên của 123doc, bạn sẽ thấy rằng việc viết một bản báo cáo thực tập ngành tài chính ngân hàng là điều trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tại đây, chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp cho bạn những thông tin, tài liệu chất lượng để nghiên cứu và hoàn thành thật xuất sắc báo cáo thực tập của mình.