Hướng dẫn viết báo cáo thực tập là vấn đề được rất nhiều sinh viên sắp ra trường quan tâm hiện nay. Việc viết báo cáo thực tập là công việc mà bất cứ sinh viên nào cũng phải thực hiện để đủ điều kiện ra trường. Chính vì thế mà việc trình bày báo cáo thực tập sao cho chuẩn và hấp dẫn nhất là điều mà ai cũng muốn. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những thông tin liên quan đến thực tập và hướng dẫn báo cáo thực tập đúng chuẩn nhất.
I. Tại sao sinh viên cần phải thực tập
Thực tập là thời gian để sinh viên có nhiều cơ hội làm quen với môi trường làm việc sau khi ra trường. Cũng như giúp sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm hơn ngay sau khi vừa mới tốt nghiệp. Trong thời gian thực tập, sinh viên cũng có cơ hội áp dụng những kiến thức và kỹ năng được học tại nhà trường trong công việc tại cơ quan thực tập.
Ngoài ra, thực tập cũng là dịp để sinh viên nhìn nhận ra những điểm yếu cần phải hoàn thiện của bản thân. Là cơ hội để tiếp xúc với môi trường mới, với nhiều tiền bối đi trước để học tập và được giải đáp những băn khoăn khi mới làm việc. Và sau khi hoàn thành chương trình thực tập sinh viên sẽ cần phải viết báo cáo thực tập để khái quát lại điều đã học được sau quá trình này.
II. Quy trình hướng dẫn viết báo cáo thực tập
1. Bước 1
Đầu tiên sinh viên cần lựa chọn đề tài để viết báo cáo thực tập. Dựa vào thời gian thực tập cũng như công việc tại cơ quan thực tập. Thì sinh viên có thể tham gia vào một số công việc phù hợp khác nhau để học tập kinh nghiệm. Tuy nhiên cần phải có sự cho phép của giáo viên hướng dẫn mới được thực hiện.
2. Bước 2
Xây dựng đề cương sơ bộ báo cáo thực tập sơ bộ. Đây là bước rất quan trọng và cần phải hoàn thành xong trong tuần thực tập đầu tiên tại cơ quan. Sau đó gửi cho giáo viên hướng dẫn góp ý và điều chỉnh cho phù hợp.
3. Bước 3
Xây dựng đề cương chi tiết báo cáo thực tập để gửi cho giáo viên hướng dẫn duyệt bài và gửi lại cho bạn. Công việc này nên được thực hiện trong khoảng thời gian 2-3 tuần trong khi thực tập. Sinh viên cần phải tuân theo đúng với những nội dung có trong đề cương chi tiết đã học giáo viên phê duyệt. Nếu có bất kỳ thay đổi nào thì cũng đều phải có sự cho phép và chấp nhận từ giáo viên hướng dẫn.
4. Bước 4
Thực hiện bản thảo của báo cáo thực tập. Trước khi hết thời gian thực tập ít nhất khoảng 2 tuần phải hoàn thành xong bản thảo báo cáo. Sau đó lại gửi về cho giáo viên hướng dẫn để được góp ý và chỉnh sửa sao cho phù hợp.
5. Bước 5
Hoàn thành báo cáo thực tập, in báo cáo thực tập rồi gửi về cơ quan thực tập để được nhận xét và đóng dấu đỏ chứng nhận. Sau khi hoàn thành thì nộp lại bản hoàn chỉnh cho giáo viên hướng dẫn thực tập để nhận xét và ký tên. Tùy thuộc vào lịch nộp được thông báo của khoa mà sinh viên sẽ tiến hành nộp bản báo cáo thực tập hoàn chỉnh.
Đọc thêm:
Bài học kinh nghiệm trong báo cáo thực tập và 8 điều cần nhớ khi đi thực tập
Hướng dẫn trình bày luận văn thạc sĩ đúng tiêu chuẩn
III. Cấu trúc của bài báo cáo thực tập hoàn chỉnh
1. Hình thức khi trình bày bài báo cáo thực tập
Một bài báo cáo thực tập đúng chuẩn cần phải đáp ứng đủ những tiêu chuẩn về mặt hình thức sau đây:
- Trình bày ở giấy khổ A4.
- In trên một mặt.
- Bìa phải là giấy cứng khổ A4, giấy màu xanh và không dùng giấy bìa thơm.
- Bài báo cáo có số trang tối thiểu là 20 và tối đa là 70 trang không tính phụ lục.
- Soạn thảo nội dung theo font chữ Time New Roman với font size 13. Không sử dụng các kiểu chữ cách điệu, chữ thư pháp.
- Dãn cách dòng là 1.5 cm.
- Phải canh lề trái: 3.5cm, phải: 2.0cm, trên: 2.0cm, dưới: 2.0cm.
- Khi soạn thảo báo cáo thì không sử dụng tiêu đề Header and footer.
- Trang đầu tiên của chương 1 chính là trang số 1 được đánh số ngay sau phần Mục lục.
- Nội dung được trình bày theo chương, mục và tiểu mục.
- Các bảng, đồ thị, hình ảnh đều cần phải đánh số thứ tự. Tên bảng được ghi ở trên đầu mỗi bảng.
- Chữ viết tắt cần hạn chế sử dụng, nếu cần thiết thì phải cho vào vào ngoặc (…) đối với các từ đầu tiên.
- Ở mỗi đầu chương hay các mục đều không được sử dụng hình ảnh, câu tục ngữ, thành ngữ để trang trí hay trích dẫn.
2. Quy định bố cục của bài báo cáo thực tập
Tất cả các bài báo cáo thực tập đều được quy định về bố cục trình bày. Dưới đây là quy định về bố cục của một bài báo cáo thực tập hoàn chỉnh:
- Bìa ngoài là giấy cứng, khổ A4.
- Nội dung của bài báo cáo thực tập được trình bày theo thứ tự:
– Tên trường và khoa bạn đang theo học.
– Tên bài báo cáo: Báo cáo thực tập.
– Chuyên ngành học của bạn.
– Tên, địa chỉ cụ thể của cơ quan, công ty mà sinh viên đến thực tập.
– Tên người hướng dẫn thực tập tại cơ quan (nêu rõ học hàm, chức vụ).
– Tên giáo viên theo dõi quá trình thực tập (nêu học hàm và học vị).
– Tên và mã sinh viên của bạn.
– Thời gian và địa điểm hoàn thành xong bài báo cáo thực tập.
- Lời cảm ơn của sinh viên.
- Đánh giá, nhận xét của người hướng dẫn thực tập.
- Mục lục của bài báo cáo.
- Danh mục các bảng số liệu, hình ảnh và đồ thị được sử dụng trong báo cáo.
Các nội dung trên cần được trình bày một cách ngắn gọn, sạch đẹp và khoa học để gây ấn tượng tốt cho người chấm báo cáo.
Đọc thêm:
Những điều cần lưu ý khi làm báo cáo giới thiệu về nơi thực tập
IV. Nội dung cơ bản của báo cáo thực tập
1. Khái quát về cơ quan thực tập
Phần này, bạn chỉ cần trình bày tổng quát những thông tin quan trọng về cơ quan mà bạn đang thực tập. Các thông tin cần được trình bày ngắn gọn, súc tích trong 2 trang giấy, tránh việc đi quá dài dòng và không đúng trọng tâm:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của cơ quan thực tập.
- Lịch sử hình thành và quá trình phát triển.
- Cơ cấu tổ chức, nhân sự, nên vẽ sơ đồ để dễ biểu hiện.
- Chức năng, phạm vi và ngành nghề kinh doanh.
- Năng lực và quy mô sản xuất, dịch vụ, hoạt động,…
2. Các cơ sở lý thuyết
Để giải quyết những vấn đề được trình bày trong báo cáo. Thì bạn đã áp dụng những kiến thức, lý thuyết nào đã được học. Bạn chỉ cần liệt kê một cách ngắn gọn nhưng vẫn phải đầy đủ.
3. Nội dung nghiên cứu
Những nội dung được trình bày trong chương 3 này rất quan trọng, nó là yếu tố quyết định điểm số của bài báo cáo. Vì thế cần phải đầu tư để phân tích cụ thể, rõ ràng những nội dung sau đây:
- Liệt kê những công việc mà bạn được giao.
- Cách làm việc và giải quyết công việc.
- Quy trình làm việc, các bước thực hiện.
- Kết quả khi hoàn thành xong công việc được giao.
- Kết quả khi khảo sát và thu thập số liệu từ thực tế.
- Tiến hành xử lý và thống kê lại số liệu đã thu thập.
4. Kết quả nghiên cứu
Trong phần này bạn cần phải đưa ra được kết quả của toàn bộ quá trình học hỏi và thực tập tại cơ quan. Cùng với chương 3 thì nội dung ở chương này cũng sẽ quyết định điểm số của bài báo cáo thực tập. Vì nó sẽ thể hiện được toàn bộ quá thực tập của bạn. Nội dung cần được trình bày trong chương này gồm:
- Những điểm phù hợp và còn chưa phù hợp giữa hoạt động công việc thực tế tại cơ quan thực tập. So với chương trình đào tạo mà bạn được học tại trường theo từng ngành học.
- Đưa ra những giải pháp phù hợp giúp đổi mới và hoàn thiện nội dung học tập tại trường.
5. Kết luận và đề xuất
Vì phần này tách biệt riêng hẳn ra nội dung của bài báo cáo nên không được đánh số chương như các phần trên. Những nội dung được trình bày ở phần này sẽ được tóm gọn trong 2 trang với các ý chính:
- Kết luận: Nêu được điểm mạnh và điểm chưa phù hợp ở cơ quan thực tập. Tổng kết lại những công việc đã làm được trong thời gian thực tập.
- Đề xuất: Nêu ý kiến, nguyện vọng của sinh viên sau khi hoàn thành việc thực tập. Bản thân có học hỏi được kinh nghiệm gì hay không.
Nói chung, nội chung chính của tất cả các bài báo cáo thực tập đều được chia thành hai phần chính:
Phần 1: Thực trạng tại cơ quan có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của bài báo cáo.
Phần 2: Đưa ra đánh giá và nhận xét chung về chủ đề nghiên cứu. Có thể đưa ra đề xuất đối với cơ quan.
V. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo
1. Các nguồn tài liệu tham khảo
Khi làm báo cáo thực tập thì việc tham khảo các tài liệu khác là điều rất cần thiết. Giúp bài báo cáo của bạn được hoàn thiện và chính xác hơn. Khi tham khảo thì mọi người thường sử dụng các nguồn tài liệu phổ biến như:
- Trên các trang mạng, sách, báo, tạp chí khoa học.
- Nhờ người quen, đặc biệt là những đang làm việc tại công ty thực tập và có thể nhờ họ tìm kiếm một số tài liệu có liên quan đến đề tài báo cáo.
- Những bài luận văn và báo cũ của những người đi trước. Nếu may mắn tìm được những luận văn và báo cáo có chung đề tài nghiên cứu giống bạn. Thì bạn chỉ cần xem cách họ làm như thế nào, sau đó điều chỉnh lại bằng văn phong của mình sao cho phù hợp là được.
2. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo
2.1 Trích dẫn tài liệu trực tiếp
Khi trích dẫn trực tiếp bạn cần phải:
- Trước mỗi đoạn trích dẫn cần phải nêu tên tác giả và năm xuất bản của tài liệu.
- Nếu tài liệu có nhiều tác giả thì có thể liệt kê vài tác giả tiêu biểu cũng được.
- Có thể trích dẫn trực tiếp từ các bài báo, sách vở,…mà không có tên tác giả cụ thể.
2.2 Trích dẫn tài liệu gián tiếp
- Cần đưa ra đoạn trích dẫn trước, sau đó ghi tên tác giả và năm xuất bản trong ngoặc đơn (…) đặt ở cuối đoạn trích đó.
- Nếu trích đoạn có nhiều tác giả thì cần phải ghi tên tác giả theo thứ tự chữ cái ABC.
3. Quy định về trích dẫn
Những quy định khi trích dẫn mà bạn cần phải biết:
- Cần chọn lọc những nội dung muốn trích dẫn trong báo cáo.
- Không được sao chép hay trích đoạn liên tục hoặc sao chép tất cả.
- Nên sử dụng nhiều tài liệu tham khảo khác nhau cho đa dạng.
- Trước và sau mỗi đoạn trích tài liệu đều cần phải nêu được ý kiến của riêng mình.
4. Yêu cầu khi trích dẫn trong báo cáo thực tập
Một số yêu cầu khi trích dẫn tài liệu tham khảo trong báo cáo thực tập:
- Những nội dung được trích dẫn cần phải có độ chính xác cao.
- Nội dung trích đoạn cần phải in nghiêng và đặt trong ngoặc kép “…”.
- Các trích dẫn đều phải được chú thích số trang ở trong tài liệu tham khảo.
- Khi chú thích các trích đoạn trong văn bản cần phải đặt trong ngoặc vuông […] . Ví dụ như [22, 170] có nghĩa là trích từ trang số 22 của tài liệu số 170 theo số thứ tự ở trong Danh mục tài liệu tham khảo ở cuối bài báo cáo thực tập.
- Đối với các bài báo cáo, luận văn, sách vở: cần nêu rõ số thứ tự, tác giả hoặc nơi ban hành, tên tài liệu, năm xuất bản, nhà xuất bản và được tái bản lần thứ mấy.
- Tài liệu có thứ tự sắp xếp A, B, C theo tên tác giả người Việt và theo họ tác giả người nước ngoài.
Đọc thêm:
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành dược sĩ đúng chuẩn
Báo cáo thực tập công ty du lịch
VI. Mẫu lời mở đầu hay khi viết báo cáo thực tập
Dưới đây là một số mẫu lời mở đầu hay khi viết cáo thực tập dành cho các ngành nghề khác nhau. Bạn có thể tham khảo để biết cách viết lời mở đầu hay và hấp dẫn nhất:
Đọc thêm:
Top 8 mẫu báo cáo thực tập kế toán hay và đúng chuẩn nhất
Báo cáo thực tập tổng hợp ngân hàng
VII. Khi nào báo cáo thực tập của sinh viên không đạt
Những nguyên nhân khiến cho cho bài báo cáo thực tập của sinh viên không đạt là:
-
- Cố tình sao chép y nguyên, không chỉnh sửa bài báo cáo của các sinh viên khác hoặc của những người đi trước.
- Sao chép nội dung từ tài liệu tham khảo hay sách giáo khoa mà không đánh dấu có trích dẫn.
- Không thực hiện việc trích dẫn gián tiếp hay trực tiếp đối với các nguồn tham khảo được dùng trong báo cáo.
- Sinh viên không tham gia thực tập nhưng vẫn viết báo cáo.
- Sinh viên không tuân thủ theo những quy định hay hướng dẫn của giáo viên, nhà trường và cơ sở thực tập trong suốt thời gian thực tập.
Như vậy, trong bài viết trên chúng tôi đã gửi đến các bạn những thông tin hướng dẫn viết báo cáo thực tập đúng chuẩn và hay nhất. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên các bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm và hiểu biết để có viết một bài báo cáo thực tập hay và đúng chuẩn nhất.